3 đặc tính của người có mệnh thành Phật, được Phật che chở phù hộ

0
15

Ai cũng có thể thành Phật vì tất cả mọi người đều có Phật tánh. Vậy người có mệnh thành Phật có đặc tính gì?

Người hiếu kính với cha mẹ

 Lời dạy của Đức Phật về chữ hiếu không phải là những câu kinh lớn lao, chúng đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc. Đạo hiếu cũng là phẩm hạnh đề cao nhất ở người Phật tử: “Tu đâu cho bằng tu nhà – Thờ cha kính mẹ mới là đi tu”.

Khi Phật nhập diệt, Ngài đã nhắc nhở các thế hệ đệ tử tương lai phải “lấy giới làm thầy”. Và nếu chúng sinh hiếu thảo với cha mẹ, thậm chí coi tất cả chúng sinh như cha mẹ, thì người đó có thể ngăn chặn các điều ác và giữ giới luật trong sạch và viên mãn.

Phật ra đời là để khai mở sự thấy biết này cho tất cả chúng sanh, trước khi khai mở tuệ giác giải thoát. Nói cách khác, Phật dạy cho chúng sanh hiếu thảo với cha mẹ trước, để làm tròn bổn phận con người trước rồi mới dạy cho con đường giải thoát.

Người hiếu kính với cha mẹ

Người chăm chỉ niệm Phật và tu Phật

Phật vô xứ bất tại, tu Phật không ở phải vẻ bên ngoài mà cốt ở trong tâm. Người trong tâm có Phật, sống đẹp theo tư tưởng của Phật chính là người có duyên với Phật, mang mệnh có thể thành Phật.

Người nào hàng ngày thành tâm niệm câu Phật hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” liên tục thì người đó là một vị Bồ Tát cứu cả gia đình, cả dòng họ và cả những chúng sanh khác thoát những tai ương, kiếp nạn xảy đến.

Hơn nữa, họ luôn gieo mầm đạo vào tâm chúng sanh khiến cho tất cả đều tín niệm câu Phật hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” và phát nguyện cầu vãng sanh Tịnh Độ thoát khỏi luân hồi.

Người biết kiềm chế bản thân

Kinh Phật dạy rằng: “Tất cả chúng sinh đều có trí tuệ và đức hạnh của Như Lai, nhưng bởi vì vọng tưởng và cố chấp nên không thể thành tựu được.” 

Người biết kiềm chế bản thân

Đức Phật khuyến khích mọi người nên giảm bớt ham muốn quá đáng, tham cầu trong khả năng và kiềm chế mọi nhu cầu để có sự an lạc thảnh thơi, mà không bị những lo lắng, thất vọng, sợ hãi… khiến mình phiền não khổ đau.

Tâm mong cầu, ham muốn các dục chính là động lực thúc đẩy con người tích cực làm việc để có đời sống ổn định. Vì thế sự tham muốn, mong cầu về các dục khiến con người khổ não nhiều hơn là an vui.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here