5 nỗi khổ lớn nhất đời người, ai vượt qua được sẽ thấy biển rộng trời cao

0
5

Ở đời có 5 nỗi khổ này khó ai tránh khỏi được. Vì vậy còn sống ngày nào hãy cố gắng sống trọn vẹn, sống ý nghĩa ngày đó để không phải xót xa ân hận khi nhắm mắt xuôi tay.

Tử biệt

Chia xa mãi mãi, lúc này mới thấy mình bất lực, dù khóc than, níu giữ hay dùng cách gì đi chăng nữa cũng không thể giữ lại được.

Đặc biệt đối với người thân bên cạnh, trong tâm vô cùng thống khổ, bi thương. Một cảm giác bất lực tột cùng, không có ai có thể giúp bạn giữ lại, dù bạn có cầu xin thượng đế, hay là quỳ lạy thỉnh cầu Bồ Tát cũng không thể thay đổi, hoàn toàn bất lực, đau thương.

Bệnh tật

Bệnh tật là thứ vô tình nhưng lại quyền năng bậc nhất trên đời này. Bởi vì bạn có cao quý đến đâu, địa vị sang trọng thế nào, gia cảnh giàu có ra sao, khi đối diện với bệnh tật thì cũng giống nhau – đều là bệnh nhân.

Dù bạn là người kiên cường mạnh mẽ hay nhu mì yếu đuối, bệnh tật vẫn sẽ đến và hành hạ bạn. Mục đích của nó chính là muốn cho bạn cảm thấy suy yếu, bất lực, cuộc sống ủ rũ, hiệu suất công việc giảm sút.

Lão

Thanh xuân của mỗi người đến và đi nhanh như một cơn gió, trôi qua nhanh rồi biến mất. Nhưng sự tiếc nuối nó để lại lại hằn trên cơ thể.

Bản thể của mỗi người cũng phải đều trải qua quá trình sinh ra và chết đi. So với ngày hôm qua, ngày hôm sau ai cũng phải già đi cho dù chúng ta không nhìn rõ được sự lão hóa này bằng mắt thường.

Ai cũng có một tuổi trẻ đầy nhiệt huyết nhưng rồi ai cũng phải già đi và chịu thua trước thời gian. Vì thế khi nhìn lại ai cũng không khỏi tiếc nuối, xót xa.

Bản thể của mỗi người cũng phải đều trải qua quá trình sinh ra và chết đi.

Cầu mà không được

Phật giáo cho rằng: Dục vọng của con người giống như một sợi dây cao su kéo căng. Một khi tìm không được điều mình đang truy cầu thì sẽ bật ngược trở lại làm tổn thương mình, từ đó mà thống khổ. Một khi truy cầu không được, người ta dám làm nhiều việc xấu để đạt được nó và họ càng bị tổn thương, họ càng rơi vào thống khổ.

Nguồn: Thời báo Văn Học Nghệ Thuật

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here