Danh mục dự án
Ngày 23 tháng chạp hàng năm là ngày đưa ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những việc làm của gia chủ trong một năm. Gia chủ cần chú ý những điều kiêng kỵ để không mạo phạm đến thần linh. Dưới đây là 5 điều kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo.
Không cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp
Theo quan niệm, sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã về trời báo cáo Ngọc Hoàng. Vậy nên các gia đình nên sắp xếp cúng lễ trước thời điểm này, có thể là tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp miễn là trước 12 giờ ngày 23 là được.
Không đặt mâm lễ cúng dưới bếp
Nhiều gia đình cho rằng, ông Táo là vị thần bếp nên sẽ đặt mâm lễ cúng ở bếp là phù hợp nhất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu tâm linh cho rằng, tất cả các vị thần này đều phải được thờ trên bàn thờ chính của gia đình. Không ai đặt bát hương hay bàn thờ dưới bếp để thờ thần như ông Táo.
Không cầu xin giàu sang
Theo thói quen nhiều người thường cầu mong làm ăn phát đạt, giàu có. Tuy nhiên, Táo Quân về trời để báo cáo những việc làm của gia chủ cho Ngọc Hoàng nên gia đình chỉ nên khấn, xin Táo Quân báo cáo những điều tốt đẹp cho Ngọc Hoàng là được.
Không nên thả cá chép từ trên cao xuống
Cá chép là phương tiện để đưa Táo quân về trời, và được coi là biểu tượng của thần linh nên việc thả cá chép từ trên cao xuống hoặc bọc cá chép trong túi nilon rồi thả xuống đều bị coi là hành vi mạo phạm, mất đi ý nghĩa tâm linh của nó.
Không cần cúng lễ vật quá cầu kỳ
Cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ thiêng liêng, chủ yếu là tấm lòng thành tâm của gia chủ nên lễ vật không cần phải quá cầu kỳ hay sang trọng, chỉ cần lễ vật vừa đủ phù hợp với điều kiện của gia đình là được.
Cúng Công ông Táo về trời là một phong tục vô cùng quan trọng của người Việt vào dịp cuối năm. Vì vậy, những lưu ý khi đưa ông Táo cần được các gia đình hết sức lưu ý để giúp khởi đầu một năm mới suôn sẻ hơn.