7 cách bố thí theo lời Phật dạy mang lại phước đức cả đời

0
15

Bố thí là đức hạnh đầu tiên theo lời dạy của Đức Phật hay còn gọi là hạnh buông xã. Vậy hãy cùng tìm hiểu 7 cách bố thí không tốn kém gì mà lại giúp tích đức cho nhiều kiếp sau.

Bố thí là gì?

Bố thí là một từ quen thuộc được sử dụng trong Phật giáo, có nguồn gốc từ Hán Việt, hiểu đơn giản là cho, tặng. Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn khi ý nghĩa của việc “bố thí” là một hành động không được đẹp về lòng hào hiệp, chia sẻ. Thay vào đó, người ta cho rằng từ này là hành động ghét bỏ, khinh thường hơn là từ “cho, quyên góp, chia sẻ”.

Thực ra, từ bố thí có nghĩa là chia sẻ, san sẻ. Việc thực hành bố thí là một trong những hạnh căn bản nhất. Đức Phật từng giảng về đức hạnh bố thí, đó là nền tảng đầu tiên mà người làm việc thiện nên thực hành trước tiên.

Vì vậy, nếu bạn muốn đi vào con đường để đạt tới giác ngộ, điều đầu tiên bạn phải làm là thực hành bố thí. Đặc biệt, khi bố thí với tâm thánh thiện.

7 cách bố thí theo lời Phật dạy phước đức cả đời

7 cách bố thí theo lời Phật dạy

Nhan thí – cho nét mặt

Biểu hiện của sự tươi cười, thái độ niềm nở mang đến cho mọi người xung quanh trạng thái tích cực, gần gũi.

Ngôn thí – cho lời nói

Dân gian có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” bởi vậy chúng ta nên nói lời hay, đồng cảm và động viên mọi người khiến họ cảm thấy được vỗ về, an ủi.

Tâm thí – cho tấm lòng

Trong mỗi con người đều tiềm ẩn một tấm lòng lương thiện, chỉ cần có tâm rộng mở, chân thành và trung thực là đã cho đi rất nhiều.

Nhãn thí – cho ánh mắt

Ánh mắt thiện cảm, thiện ý khiến cho một ngày của bất kỳ ai xung quanh bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Thân thí – cho hành động

Một hành động ấm áp, nhân ái, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác khi khó khăn đôi khi còn có giá trị hơn tiền bạc hay vật chất.

Tọa thí – cho chỗ ngồi

Khi đi ô tô, tàu hỏa, tàu thuyền, nếu gặp người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, nhường chỗ ngồi cho người đang cần giúp đỡ cũng là một cách bố thí đầy nhân ái.

Phòng thí – cho nơi ở

Phòng trống không dùng đến thì có thể cho người khác vào nhà nghỉ ngơi cũng là một cách bố thí mang lại nhiều phước báu.

Theo lời Phật dạy, việc bố thí có rất nhiều cách, nhưng điều quan trọng vẫn là phải ở cái tâm lương thiện, chân thành nên bất cứ ai, dù giàu hay nghèo, đều có thể làm được mà không cần phải tốn bất cứ đồng nào cũng có thể tạo phước đức cho chính bạn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here