Danh mục dự án
Bánh mì là thực phẩm quen thuộc, tiện lợi với nhiều lợi ích dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, nó cũng có thể gây ra những tác hại không ngờ. Dưới đây là những lợi ích và tác hại của bánh mì có thể bạn chưa biết.
Lợi ích của bánh mì đối với sức khỏe
Cung cấp năng lượng
Carbohydrate là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Carbohydrate có nhiều trong các loại ngũ cốc và trong bánh mì. Không chỉ là nguồn giàu carbohydrate, bánh mì mà còn cung cấp protein, vitamin B, chất béo lành mạnh, chất xơ… Những dưỡng chất này trong bánh mì nguyên hạt sẽ cao hơn ở bánh mì trắng thông thường. Vì vậy, hãy ưu tiên sử dụng bánh mì nguyên hạt để bổ sung đầy đủ carbohydrate, chất xơ và các loại vi chất cần thiết khác.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Trong một số loại ngũ cốc làm bánh mì có hàm lượng chất xơ cao, giúp tạo cảm giác no lâu và làm chậm quá trình tiêu hóa mà còn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột hiệu quả. Điều này sẽ giảm thiểu tình trạng táo bón, đồng thời tác động đến hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
Giảm nguy cơ bệnh tim
Một số nghiên cứu cho thấy, kết hợp bánh mì với các loại dầu thực vật có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả và cải thiện sức khỏe đáng kể. Tuy nhiên, nếu ăn bánh mì không đúng cách có thể làm tăng cholesterol, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và béo phì.
Cải thiện tâm trạng
Với hàm lượng axit folic dồi dào, bánh mì được chứng minh là có khả năng cải thiện tâm trạng hiệu quả, giúp bạn cảm thấy thoải mái và tích cực hơn.
Tác hại của bánh mì nếu tiêu thụ quá nhiều
Tăng nguy cơ ung thư thận
Bánh mì thường chứa một lượng muối nhất định, và nếu tiêu thụ quá mức đồng nghĩa với việc nạp vào cơ thể quá nhiều muối, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư thận.
Chứa nhiều gluten gây hại
Bánh mì được làm chủ yếu từ bột mì – loại bột giàu gluten. Việc tiêu thụ quá nhiều gluten có thể dẫn đến đầy hơi, tổn thương đường ruột và thậm chí gây nghiện như một loại thuốc phiện.
Tăng lượng cholesterol
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, bột bánh mì có thể làm tăng 60% cholesterol LDL (cholesterol xấu) trong 3 tháng.
Tăng đường huyết
Bột ngũ cốc trong bánh mì khi hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose – chất sản sinh insulin có hại trong máu, điều này không tốt cho sức khỏe người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, bánh mì thường không được khuyến khích trong chế độ ăn của họ.
Tăng cân
Ăn quá nhiều bánh mì sẽ làm bạn tăng cân do lượng tinh bột trong đó.
Một số lưu ý khi ăn bánh mì
Để đảm bảo sức khỏe, khi ăn bánh mì bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Hạn chế ăn bánh mì trắng;
- Tránh ăn quá nhiều bánh mì trong 1 ngày;
- Nên ăn bánh mì vào bữa sáng, tốt nhất từ 7 đến 8 giờ sáng;
- Không nên ăn các loại bánh mì có nhiều muối, bơ, sữa,…
Tóm lại, bánh mì là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất quan trọng, nhưng nếu tiêu thụ không hợp lý, nó cũng có thể gây ra những tác hại không mong muốn. Để tận dụng tối đa lợi ích, hãy chọn lựa bánh mì nguyên hạt và tiêu thụ vừa phải, phù hợp với nhu cầu cơ thể.
Nguồn: Tổng hợp