Bạn có đang sống chung với lo âu? 7 cách giúp giảm lo âu

0
2

Nếu bạn đang đối mặt với lo âu, có một số cách giúp bạn kiểm soát triệu chứng ngay lập tức cũng như các phương pháp dài hạn để ngăn chặn tái phát.

Lo âu là phản ứng của cơ thể đối với nguy hiểm, dù là thực tế hay chỉ là do cảm nhận. Đây là một quá trình tự nhiên mà ai cũng có thể phải trải qua vào một lúc nào đó trong cuộc sống.

7 cách đối phó với căng thẳng, lo âu

Nếu lo âu thỉnh thoảng xuất hiện và làm gián đoạn sự tập trung hoặc công việc của bạn, một số phương pháp có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng này.

Đặt câu hỏi về lối suy nghĩ của bạn

Những suy nghĩ không hữu ích có thể bám rễ trong tâm trí bạn và phóng đại mức độ nghiêm trọng của tình huống. Một cách để đối phó là thách thức nỗi sợ hãi của bạn, xem liệu nó có thực sự đúng hay không, và bạn có thể lấy lại kiểm soát ở đâu.

Hít thở sâu

Các bài tập thở có thể giúp bạn kiểm soát cảm giác lo âu tức thời. Hãy thử hít vào trong 4 nhịp và thở ra trong 4 nhịp trong vòng 5 phút. Bằng cách điều hòa hơi thở, sẽ làm chậm nhịp tim, điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh lại.

Các bài tập thở có thể giúp bạn kiểm soát cảm giác lo âu tức thời.

Sử dụng mùi hương 

Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp mùi hương có thể giúp giảm cảm giác lo âu trong một số trường hợp. Những người áp dụng liệu pháp mùi hương nhận được nhiều lợi ích của phương pháp này.

Bạn có thể sử dụng tinh dầu, trầm hương hay nến, các mùi hương tự nhiên như hoa oải hương, hoa cúc và gỗ đàn hương cũng rất dễ chịu.

Tập thể dục

Đôi khi, cách tốt nhất để ngăn chặn những suy nghĩ lo lắng là rời khỏi tình huống và bắt đầu vận động. Tập trung vào cơ thể chứ không phải tâm trí có thể giúp bạn giảm lo âu. Các bài tập cường độ thấp như đi bộ, yoga và thái cực quyền thường có thể giúp mọi người giảm căng thẳng và kiểm soát các triệu chứng rối loạn lo âu.

Kỹ thuật nối đất giúp giảm lo âu (grounding)

Các kỹ thuật nối đất như viết nhật ký và quy tắc 333 thường có thể giúp làm dịu cảm giác lo lắng tức thời.

Quy tắc 333 bao gồm việc nêu tên 3 thứ bạn có thể nhìn thấy, 3 âm thanh bạn có thể nghe thấy và tương tác với 3 thứ bạn có thể chạm vào.

Viết ra những gì khiến bạn lo lắng sẽ giúp bạn thoát khỏi suy nghĩ và bạn bớt nản lòng hơn. Đọc suy nghĩ và cảm xúc của mình có thể giúp bạn đánh giá lại cảm xúc của mình ngay tại thời điểm đó.

Bằng cách này cũng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các tình huống và sự kiện gây ra lo lắng.

Thiền định 

Thiền định thường xuyên có thể giúp rèn luyện não bộ của bạn để kiểm soát những suy nghĩ lo lắng khi chúng xuất hiện.

Nếu ngồi yên và tập trung là điều khó khăn, hãy thử bắt đầu bằng yoga hoặc thiền đi bộ. Nhiều ứng dụng thiền miễn phí có thể giúp bạn bắt đầu dễ dàng hơn.

Thiền định giúp giảm lo âu.

Thăm khám bác sĩ

Nếu tình trạng căng thẳng và lo âu kéo dài, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm liệu pháp điều trị phù hợp. 

Theo Healthline

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here