Cái bẫy của người nhiều phước: Không biết thì tai họa đến tức thì

0
6

Cần sớm nhận ra cạm bẫy của người nhiều phước để chúng ta luôn có ý thức bồi đắp phước đức mỗi ngày, như vậy mới mong có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, viên mãn.

Tưởng rằng mình khôn ngoan

Những người kinh doanh khôn ngoan, “đánh đâu thắng đó”, đầu tư đâu cũng lãi to, mua được mảnh đất này, mảnh đất kia kiếm lời một cách dễ dàng… hoặc thậm chí là những người trẻ thi đâu cũng đỗ đạt cao, luôn được người lớn khen ngợi, họ liền nghĩ rằng mình thông minh, khôn ngoan, tài giỏi. Thực ra tất cả những điều này chỉ phản ánh rằng họ có nhiều phước trong quá khứ và họ đang hưởng chúng mà thôi.

Sự giàu có, sung sướng hay may mắn mà một người đang sở hữu không hoàn toàn liên quan tới sự thông minh hay nhanh trí như hầu hết chúng ta vẫn nghĩ. Đó là lý do nhiều người dù rất khôn ngoan, học rộng hiểu cao nhưng vẫn không thể giàu có.

Những gì một người đang có được ở hiện tại một phần là do phước của họ trong quá khứ, vì thế đừng đồng nhất, vội vàng kết luận nó với sự khôn ngoan của chính mình.

Cái bẫy đầu tiên là tưởng rằng mình khôn ngoan

Có tâm kiêu mạn

Chính vì lý do thứ nhất “Tưởng rằng mình khôn ngoan” nên chúng ta có xu hướng có tâm kiêu mạn khi mình có cuộc sống hơn người khác về tiền bạc, học vấn hay địa vị.

Không ít người giàu chê bai người nghèo, người thông minh xem thường kẻ ngu dại, người làm việc máy lạnh coi thường người lao động chân tay… Đó chính là cái bẫy của người nhiều phước đang mắc phải. Họ tự mãn với những gì mình có và xem thường những ai không bằng mình.

Cái bẫy này khiến họ tạo ra những ác nghiệp trong suy nghĩ xem thường đó, sau khi họ hưởng hết phước cũ thì những nghiệp xấu sẽ kéo tới. Đó có thể là bị chê trách trong công việc, bị mất danh tiếng, bị hạ bệ,… Trong khi đó, những người biết mình ít phước nên luôn khiêm tốn, chăm chỉ tạo phước, sau này họ lại nhận được quả lành.

Vì vậy, dù bạn đang ở trong hoàn cảnh nào cũng đừng nuôi tâm kiêu ngạo này, mỗi lần nó khởi sinh trong suy nghĩ hãy tìm cách thay đổi suy nghĩ cho phù hợp.

Tưởng rằng mình mãi mãi hạnh phúc, giàu có

Nhân sinh vô thường, thế nên nay nhiều phước mai không còn chút nào hoàn toàn xảy ra. Nhất là người không đủ khôn ngoan nhận ra rằng mình đang lãng phí phước của mình mỗi ngày.

Thực tế có những người kiếm tiền dễ như trở bàn tay, tiền vào như nước. Nhưng chỉ được một thời gian, họ lại lâm vào nợ nần, thậm chí tù tội.

Thế nên làm người khôn ngoan nhất là phải biết đủ, chỉ những người đang hưởng phước nhưng họ cũng chỉ nhận chút vừa phải về mình, không lãng phí thì mới có thể giữ gìn nó.

Nhân sinh vô thường, thế nên nay nhiều phước mai không còn chút nào hoàn toàn xảy ra.

Chỉ hưởng phước, không tạo phước

May mắn hay còn gọi là lộc, phước không phải là từ trên trời rơi xuống, mà là do chính bạn tích lũy mới có được. Nếu bạn cảm thấy mình may mắn thì đó chính là đang hưởng phước báo từ những điều tốt đẹp trước đó đã tích tụ mà thành.

Tuy nhiên, đừng chỉ có hưởng mà quên việc tạo thêm phước lành. Tương tự như việc gặt hết thóc về nhà cũng nên để lại một phần để chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo, nếu bạn xay hết thóc thành gạo thì ăn hết gạo có thể bạn sẽ chết đói.

Vì vậy, đừng để cái bẫy của cuộc sống sung sướng mà phước mang lại khiến bạn mê mờ tâm trí, quên mất cả việc tích trữ cho “mùa sau” bằng cách dành ít nhất 10% số tiền thu về làm từ thiện, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn,…

Quên chăm sóc đời sống tâm linh

Trong cuộc sống, chúng ta thường đồng nhất với việc một người giàu có, nhiều của cải vật chất, cuộc sống hạnh phúc là nhiều phước. Tuy nhiên, ta đã quên mất một khía cạnh quan trọng không kém đó là đời sống tâm linh. Một người có cơ hội tiếp cận, học hỏi, tu tập theo chánh pháp mới thực sự là người nhiều phước hơn bất cứ ai.

Hiện nay, hầu hết chúng ta quá coi trọng đời sống vật chất nên cho rằng nó “yếu thế” hơn so với đời sống tâm linh. Vậy nên một người được cho là có nhiều phước ở thế gian sau đó họ vẫn không ngừng kiếm tiền, theo đuổi hạnh phúc đời thường mà quên mất đời sống tâm linh thì kết cục rất đáng buồn. 

Đó là lý do có những người đứng trên đỉnh vinh quang, vô cùng giàu có, gia đình hạnh phúc nhưng họ vẫn cảm thấy cô đơn, lạc lõng, không biết mục đích sống của mình là gì. Họ cho rằng mình đã có tất cả, nhưng không làm sao khỏa lấp trống vắng trong lòng và cuối cùng họ đi tìm niềm vui trong chất kích thích hoặc tự tử vì thiếu mục tiêu để cố gắng.

Vì vậy, một trong những cái bẫy của người nhiều phước mà không phải ai cũng có thể nhận ra đó là xem thường đời sống tâm linh hoặc cho rằng nó vô nghĩa. Điều này chứng tỏ họ vô minh và thiếu trí tuệ mà thôi.

Nguồn: Lịch Ngày Tốt

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here