Đầu thai chuyển kiếp vốn không theo ý muốn chủ quan mà dựa trên quy luật nhân quả của mỗi người.
Trong sinh mệnh của con người, nếu có phước ở đời này thì chắc chắn sẽ được đầu thai làm người, nhưng ở kiếp sau có thể không được như vậy. Mọi việc đều tùy thuộc vào nhân quả của đời này và các kiếp trước.
Đức Phật chỉ ra rằng sau khi chết, người bình thường sẽ có 49 ngày trung thân âm, tự do phiêu bạt. Đa số người tu theo đạo Phật đều mong được về Niết-bàn, và các bậc đại thiện nhân đều muốn lên thiên giới. Luân hồi không theo ý muốn chủ quan mà dựa trên quy luật nhân quả của mỗi người.
Dưới đây là 5 trường hợp được đầu thai làm người.
1. Kiếp trước làm người sống lương thiện, có thái độ đúng đắn nên kiếp này được đầu thai làm người. Kiếp trước nếu một người có tâm nguyện không thành thì sẽ xuống nhân gian để đòi nợ, trả nợ hoặc báo ân.
2. Từ thiên giới nếu có vương vấn nhân gian thì sẽ đầu thai làm người. Cuộc sống ở thiên giới hưởng thụ phúc báo đã hết nên đầu thai ở cõi người để làm việc thiện tích đức. Hầu hết những người này đều tốt bụng và trong sáng, có đức tính tốt và cha mẹ tốt.
3. Linh hồn trong âm phủ u ám chịu quả báo, hân duyên thành thục thì đầu thai làm người. Loại người này phần lớn sẽ đầu thai vào gia đình nghèo khó hoặc thân thể bệnh tật, tứ chi không trọn vẹn, tuổi thọ ngắn ngủi và vận mệnh kém cỏi trong suốt cuộc đời.
4. Từ A tu la giới đến nhân gian làm người. Những người này thường hiếu chiến, nóng nảy, thích dùng tay chân để tranh giành. Sanh vào nhân gian, làm nhiều chuyện đại nghịch vô đạo, báng bổ đến thần Phật, nhất định phải chịu án tử hình, bị những đệ tử Phật thừa nguyện tới thu thập, hóa độ.
5. Vì ước nguyện mà đầu thai làm người. Ví dụ, những người đến để cứu độ chúng sinh và truyền bá giáo lý, như phật Di Lặc cũng là một trường hợp như vậy.
Vì vậy, có một điều chúng ta cần nhớ là không phải ai chết đi cũng sẽ đầu thai làm người. Nếu muốn kiếp sau còn được làm người thì đời này phải tu tập, sống đời lương thiện, không tranh giành, không nói xấu, nên coi nhẹ danh lợi.