Ông Công Ông Táo là một trong những ngày quan trọng và linh thiêng trong tín ngưỡng của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên đặt mâm cúng ông Công ông Táo ở bàn thờ hay cạnh bếp cho hợp phong thủy.
Phong tục cúng ông Công ông Táo
Theo phong tục Việt Nam, cúng ông Công ông Táo thường được diễn ra vào ngày 23 tháng 12 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, ông Táo sẽ về trời báo cáo một năm của gia chủ như thế nào với Ngọc Hoàng.
Người xưa quan niệm căn bếp là nơi quyết định gia đình có khỏe mạnh, bình yên hay không. Bởi bếp là nơi giữ lửa trong gia đình. Ông Táo sống trong bếp nên biết hết mọi chuyện về gia chủ. Ông Táo sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng khi về trời. Vì vậy, gia đình nào cũng mong anh Táo sẽ nói tốt về những việc mình đã làm trong năm qua để Ngọc Hoàng không bị quở trách.
Mâm cúng ông Táo, ông Công nên đặt ở đâu?
Tùy theo phong tục mỗi vùng, cũng như quan niệm của từng vùng mà lễ cúng ông Công ông Táo có phần khác nhau. Mâm cỗ cúng ông Táo luôn tràn ngập màu sắc, với mong ước một năm sung túc. Ông Táo gắn liền với lửa nên theo TS. Nguyễn Hoàng Điệp, “bàn thờ ông Táo nên đặt trong bếp có thể đặt bên cạnh hoặc phía trên bếp, nhằm thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn bếp lửa luôn ấm, gia đình hòa thuận”.
Nhà bếp được coi là nơi chế biến thực phẩm nên khu vực này thường không trang trọng như bàn thờ gia tiên và không thích hợp để cúng tế. Vì vậy, nên đặt mâm cỗ ở bàn thờ ông Táo hoặc bàn thờ gia tiên.
Mâm cúng ông Công, ông Táo chuẩn bị những gì?
Mâm cúng ông Công ông Táo có thể là mâm mặn (với chân giò luộc, xôi gà, các món nấu nấm, măng…) hoặc mâm chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy bạc, giấy vàng,…) Còn theo truyền thống ngày xưa mâm cúng gồm 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 1 đĩa hoa quả, 5 lạng thịt vai luộc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 bát canh mọc, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả cau, lá trầu, 1 quả bưởi, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã.