Danh mục dự án
Những kiểu người dưới đây không cần bái Phật nhưng vẫn có Phật duyên, được phù hộ độ trì vượt qua mọi tai họa, sóng gió.
4 kiểu người không cần chăm chỉ bái Phật vẫn có Phật duyên
Người có tâm “từ bi hỷ xả”
Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, nghĩa là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó chính là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”.
– Tâm “Từ” là hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác.
– Tâm “Bi” là làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt.
– Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi mang lại.
– Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị.
Người chân chính tu theo đạo Phật là người luôn bồi dưỡng Tứ Vô Lượng Tâm. Khi có Tứ Vô Lượng Tâm mới có thể giáo hóa và chuyển hóa chúng sinh và giúp chúng sinh lìa khổ được vui.
Là người nên có lòng từ bi. Đối với người hay vật, chúng ta nên chung sống hòa bình và đối xử với nhau bằng tấm lòng chân thành. Đều là nghĩ đến người khác, không được dùng thủ đoạn độc ác để ức hiếp người.
Sự rung động, lòng trắc ẩn, cao thượng trước nỗi đau của người khác sẽ định hướng cho con người trong lý trí, hành động, sẵn sàng quên bản thân vì mọi người.
Vì vậy, người có tâm “từ, bi, hỷ, xả” dù không cần bái Phật hàng ngày cũng vẫn được chư Phật âm thầm phù hộ, che chở, giúp vượt qua mọi tai họa ở đời, an nhàn hưởng phúc bởi tự thân người đó đã tự gieo Phật duyên.
Người giữ “nội tâm thanh tịnh”
Cuộc sống này luôn có quá nhiều cám dỗ, trên con đường giác ngộ luôn trải đầy tiền bạc, vật chất, danh vọng, địa vị để làm chướng ngại vật cản trở mỗi chúng ta. Bạn phải là người bản lĩnh, biết giữ bản thân mình, giữ gìn cơ thể, lời nói và tâm hồn thanh tịnh thì mới đạt được giác ngộ chân chính.
Cực lạc hay địa ngục vốn nằm trong tâm chúng ta, lựa chọn ra sao là do chính chúng ta quyết định.
Vì thế cần phải giữ tâm thanh tịnh. Khi con người giữ được tâm thanh tịnh thì mọi hành động đều được phân rõ đúng sai. Hành thiện trong mọi hoàn cảnh, tai có thể nghe những lời trái ngang nhưng miệng vẫn có thể nói những lời thanh tao, khảng khái.
Người biết sợ nhân quả
Những người hiểu và biết sợ nhân quả báo ứng cũng là một trong những kiểu người không cần bái Phật nhưng vẫn được chư Phật che chở độ trì.
Một người có thể không tin Phật, nhưng không thể không tin luật nhân – quả trên đời này.
Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt trong quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến cả vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lí, mà luôn tuân theo luật nhân quả.
Đừng nghĩ rằng việc mình làm không có ai chứng kiến thì thần không biết quỷ không hay, thực ra mọi việc tốt bạn làm sẽ trở thành phúc lành cho bạn sau này; mỗi điều ác bạn làm sẽ trở thành quả báo, nghiệp chướng mà bạn sẽ phải gánh chịu trong tương lai.
Nhiều người làm việc ác bất chấp thủ đoạn là do không tin nhân quả báo ứng. Chỉ người biết sợ nhân quả, hiểu rằng nhân quả không chừa một ai mới có thể tích phúc tích đức, vinh hoa phú quý cả đời.
Người có tu dưỡng hướng thiện
Đức Phật từng nói rằng ai cũng có Phật tính, ai cũng có thể tu tập để thành Phật. Muốn có được điều đó thì trước tiên chúng ta phải tu dưỡng hướng thiện, tức là có Phật trong tâm, tâm có Phật thì mới toàn vẹn.
Là người khôn ngoan, nếu muốn được bình yên, hãy nhớ rằng thiện lương sẽ được hạnh phúc. Khi bị ấm ức, hãy lặng lẽ bỏ qua, bị hiểu lầm, cứ mỉm cười cho xong chuyện, hơn thua chỉ khiến bạn mệt thêm. Nếu không có niềm vui ở nơi này, hãy tìm chốn khác.
Khi chúng ta hành động, đừng nghĩ tới việc chúng ta sẽ tích lũy được bao nhiêu công đức. Đức Phật sẽ phù hộ cho bạn như thế nào. Sự phù hộ sẽ không đến từ Phật mà đến từ lòng yêu thương và tình cảm của mọi người xung quanh dành cho hành động của mình.
Trong cuộc sống bình thường, người làm việc thiện thì được mọi người yêu quý, được xã hội tôn vinh. Sống trong môi trường có nhiều người quý mến ủng hộ là môi trường hạnh phúc.
Việc tu dưỡng hướng thiện của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến người khác, có người làm theo thì một nhân tốt không chỉ tạo ra một kết quả tốt mà là rất nhiều quả tốt.
Nguồn: Lịch Ngày Tốt