Phật dạy cách ứng xử khi bị sỉ nhục để không bị tổn phước

0
39

Nhẫn nhịn được sự xúc phạm của người khác là biểu hiện của sự kiên trì, bền bỉ và tầm nhìn xa.

Khi đối mặt với lời nhục mạ của người khác, thật sự rất ít người có thể thản nhiên đối mặt. Nếu chúng ta có thể bình tĩnh, suy ngẫm một chút sẽ tỉnh ngộ ra rằng: Nếu dùng cách “ăn miếng trả miếng”, “nhục mạ chống trả nhục mạ” thì đó không phải là một hành vi không khôn ngoan.

Khi có người sỉ nhục bạn, hãy xem đó là tích phúc

Bạn hãy nhớ một nghịch lý nhưng lại là bài học rằng: “Ai đó làm bạn tổn thương, chính là họ đang giúp bạn trưởng thành hơn”.

Một kẻ nào đó khi làm hại người khác cũng chính là làm mất dần công đức, tài lộc của chính bản thân họ; Khi làm hại người khác tâm địa họ cũng trở nên xấu xa.

Người luôn làm hại người khác cũng chính là đem tiền của chính họ đưa cho người khác. Người thường xuyên bị xúc phạm, cũng chính là người nhận được tiền của và phúc báo về sau.

Nhẫn nhịn được sự xúc phạm của người khác là biểu hiện của sự kiên trì, bền bỉ và tầm nhìn xa. Nên nhớ, hãy giữ cho tâm luôn thanh tịnh. Những thứ mà ta nhận được sau khi nhẫn nhịn luôn là những thứ tốt đẹp nhất.

Dùng từ bi đối đãi mọi chuyện

Nếu chúng ta đối tàn nhẫn, không thiện cảm với người khác, thì người bị hại chỉ chịu ảnh hưởng 30%, còn bản thân chúng ta phải lãnh hậu quả 70%, đó là hủy hoại chính mình.

Nếu muốn thân và tâm ta luôn khỏe mạnh, trường thọ và trí huệ, thì bạn phải có tấm lòng nhân ái đối với chúng sinh, đối đãi với mọi người bằng thiện tâm, từ bi và hòa ái.

Nếu có xảy ra chuyện gì không vui, bất an thì cũng nên học cách loại bỏ đi sự ưu phiền. Bởi ưu phiền não theo năm tháng sẽ gây tổn hại không nhỏ cho sức khỏe, ảnh hưởng tới tâm trạng chúng ta, thêm gánh nặng cho chúng ta.

Theo Khỏe & Đẹp

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here