Tháng Chạp là gì? 3 lễ cúng quan trọng trong tháng Chạp của người Việt Nam

0
5

Tháng Chạp, tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, đây không chỉ là thời gian mọi người tất bật chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán mà còn diễn ra nhiều nghi lễ quan trọng. 

Tháng Chạp là gì?

Chữ “chạp” bắt nguồn của từ “lạp” trong tiếng Hán. Lễ tế thần linh cuối năm của người Trung Quốc xưa gọi là Lạp, do đó tháng cuối năm gọi là Lạp nguyệt. Khi du nhập vào Việt Nam, từ “Lạp nguyệt” được biến âm thành “Tháng Chạp”, từ đó “Tháng Chạp” trở thành cách gọi quen thuộc của tháng cuối cùng trong năm Âm lịch.

Tháng Chạp hay còn gọi là tháng 12 Âm lịch

Tháng Chạp là một cách gọi khác của tháng 12 Âm lịch, khoảng thời gian đặc biệt quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam. Đây không chỉ là thời điểm mọi người tất bật chuẩn bị đón chào năm mới, mà còn là dịp để con cháu dành thời gian chăm sóc phần mộ tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với nguồn cội.

Về mặt công việc, Tháng Chạp như là hạn chót để tổng kết, hoàn thành các kế hoạch dang dở, giải quyết những rắc rối trong năm cũ để đón năm mới tốt lành và tràn đầy hy vọng.

3 lễ cúng quan trọng trong tháng Chạp của người Việt Nam

Những lễ cúng quan trọng trong tháng Chạp mà mọi gia đình đều thực hiện đó là:

Mùng 1 tháng Chạp

Mùng 1 Âm lịch còn được gọi là ngày sóc, là ngày để tưởng nhớ thần linh và tổ tiên. Vào ngày này, mọi người thường chuẩn bị lễ chay bao gồm hoa tươi, hương, cau, trầu, bánh kẹo, trà, nước…

Mùng 1 Âm lịch còn được gọi là ngày sóc

Rằm tháng Chạp

Tương tự như mùng 1 tháng Chạp, lễ cúng rằm tháng Chạp được nhiều gia đình chú trọng hơn so với các ngày rằm thông thường. Mâm cúng có thể chay hoặc mặn hoặc cả 2 tùy theo phong tục của mỗi địa phương hay truyền thống của mỗi gia đình.

Mâm cỗ chay thường có: Trái cây, hoa tươi, nến hoặc đèn, hương, nước sạch, trầu cau.

Mâm cỗ mặn gồm: Gà luộc (gà trống), xôi, canh miến, giò hoặc chả, món xào, rượu gạo và một số món khác.

Lễ cúng ông Công, ông Táo

Lễ cúng ông Công, ông Táo phải thực hiện trước khi Táo quân bay về trời, tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Mâm cúng lễ ông Công ông Táo thường có: 1 đĩa trái cây, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa giò, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 ấm trà sen và 3 chén rượu, cau trầu, hoa.

Đồ cúng cần chuẩn bị 3 con cá chép và bộ mũ áo; mũ Táo quân gồm có 2 mũ ông và 1 mũ bà. Đồ vàng mã sẽ đốt sau lễ cúng.

Lễ cúng ông Công, ông Táo

Lễ cúng Tất niên

Cúng Tất niên là một trong những lễ cúng quan trọng trong tháng Chạp, được thực hiện để mời ông bà, tổ tiên và những người đã khuất trong gia đình cùng về đón Tết. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, gắn kết tình thân. Vì vậy, mâm cỗ Tất niên thường được chuẩn bị rất thịnh soạn, với nhiều món ăn đặc trưng từng vùng miền và địa phương.

Mâm cỗ Tất niên ở miền Bắc thường có bánh chưng, giò lụa, canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, giò xào… Ở miền Trung có các món như bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm… Trong khi đó, ở miền Nam, mâm cỗ thường có canh măng, gỏi tôm thịt, thịt kho tàu… Ngoài các món ăn đặc trưng, lễ cúng Tất niên còn bao gồm mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, trầu cau, rượu, trà, đèn.

Nguồn: Tổng hợp

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here