Nguồn gốc và ý nghĩa bánh chưng, bánh giầy ngày Tết cổ truyền

0
8

Bánh chưng và bánh giầy là hai món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Loại bánh này ẩn chứa ý nghĩa to lớn mà ít người biết đến trong dịp Tết. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy trong bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc bánh chưng bánh giầy

Theo truyền thuyết, sau khi đánh giặc Ân, vua Hùng thứ 6 đã ra lệnh các con dâng lễ vật lên vua. Nếu món quà đặc biệt có ý nghĩa thì nhà vua sẽ truyền ngôi cho người đó.

Các con vua đều tìm những món ngon, lạ để dâng lên vua cha, ngoại trừ con thứ 18 của vua Hùng là Lang Liêu vốn hiền lành và hiếu thảo nhưng vì mẹ mất sớm và không giàu có như những người anh của mình, Lang Liêu lo lắng vì không gì quý giá để dâng vua.

Lúc này, trong giấc ngủ say, Lang Liêu nằm mơ thấy thần linh dặn dò: “Trên trời dưới đất không có gì quý bằng gạo, chính là lương thực nuôi sống con người. Con nên dùng gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng tượng trưng cho trời đất. Dùng lá bọc bên ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng trưng cho công ơn sinh thành của cha mẹ”.

Lang Liêu gặp thần linh trong giấc mơ

Lang Liễu tỉnh dậy và làm theo lời dặn của tiên ông trong giấc mơ, rồi mang bánh để dâng lên vua Hùng. Nhà vua ăn thấy ngon nên hỏi ý nghĩa của chiếc bánh. Sau khi nghe câu chuyện của con trai kể lại, nhà vua đã cảm động và đặt tên cho chiếc bánh là “Bánh chưng” có hình vuông tượng trưng cho Đất, “Bánh giầy” có hình tròn tượng trưng cho trời.

Và thế là vào mỗi dịp Tết, nhà vua lại ra lệnh cho dân chúng làm hai loại bánh này để dâng lên tổ tiên nhằm cầu mong tổ tiên phù hộ mang lại mùa màng bội thu cho một năm mới.

Ý nghĩa bánh chưng bánh giầy vào ngày Tết

Cùng với truyền thuyết xa xưa đó, bánh chưng, bánh giầy đã gói gọn cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước lúc bấy giờ.

Bên ngoài bánh chưng được gói bằng lá dong có sẵn tự nhiên, bên trong được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn,… đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.

Chính vì vậy, bánh chưng xuất hiện trong ngày Tết nhằm bày tỏ lòng biết ơn trời đất đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mang lại cuộc sống ấm no cho con người. Bên cạnh đó, bánh chưng ngày Tết còn thể hiện lòng hiếu thảo của người con với cha mẹ, cũng từ đó mà phong tục dùng bánh chưng làm quà tặng cha mẹ cũng bắt nguồn từ đây.

Bánh chưng

Còn bánh giầy có hình tròn, màu trắng, mặt trên có hình vòng cung giống như bầu trời. Người Việt xưa tin rằng bầu trời là nơi ở của các vị thần linh nên bánh giầy thường được dùng để tế trời, các vị thần cầu mong thời tiết thuận lợi cho một năm ấm no.

Bánh giầy

Mô tả, đặc điểm của hai loại bánh

Bánh chưng

Bánh chưng được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản như gạo nếp, lá dong, thịt và đậu xanh giã nhuyễn.

Nó là sự kết hợp của nhiều hương vị như thơm dẻo của gạo nếp, vị ngọt bùi của đậu xanh, béo ngậy của thịt mỡ và mùi thơm đặc trưng của hạt tiêu, hành, lá dong. Đây là sự kết hợp rất khoa học và sáng tạo phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của nhiều lứa tuổi.

Đặc điểm của bánh chưng

Bánh giầy

Loại bánh giầy phổ biến nhất là loại màu trắng không nhân, nhỏ bằng lòng bàn tay, được nặn hình tròn dày khoảng 1 đến 2 cm.

Cứ hai chiếc bánh sẽ ghép thành một cặp. Người mua có thể chọn mua một hoặc một cặp và thường ăn kèm với giò bò, giò lụa, chả quế, ruốc,…

Đặc điểm của bánh giầy

Với những chia sẻ trên đây hy vọng có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy và bánh giầy ngày Tết. Chúc bạn sẽ có một mùa Tết thật ấm cúng bên gia đình và thưởng thức những món bánh thơm ngon theo cách trọn vẹn nhất.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here