Vì sao lại ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan ngọ?

0
81

Nếu vào những ngày đầu tháng, đầu năm thì thịt vịt được cho món ăn cần phải kiêng kỵ. Vào Tết Đoan ngọ, đây lại là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt. 

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi tết Đoan dương, Tết diệt sâu bọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn phổ biến ở các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.

Vào ngày nay, người dân Việt Nam ở 3 miền sẽ có những món ăn truyền thống khác nhau. Trong đó, thịt vị là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Trung.

Tại sao ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan ngọ?

Vào đầu tháng, nhiều người quan niệm rằng ăn thịt vịt sẽ rước vận xui vào mình. Tuy nhiên, đây là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Bắt đầu từ ngày 5/5 âm lịch trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt trở nên béo hơn và có thịt ngon, chắc hơn, không có mùi hôi. 

Tại sao ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan ngọ?

Theo Đông y, thịt vịt có tính mát, ngọt có tác dụng làm tăng thêm năng lực, bồi bổ cho người lao lực, lao tâm nhiều. Ngoài ra, thịt vịt còn có tác dụng chữa nóng sốt cao đến co giật hay còn giải độc mụn sưng và hạ nhiệt.

Vịt có sắc vàng trắng còn có tác dụng “bổ trung ích khí” nghĩa là làm cho những người suy nhược được phục hồi nguyên khí, thế nên có câu “ăn thịt vịt hiền và bổ khỏe”. 

Thông thường, mọi người sẽ ăn thịt vịt luộc chấm nước mắm gừng hoặc nấu cháo vịt.  Ngoài ra, còn có vịt tiềm với sen, táo, đinh, hồi, thường gọi là vịt tiềm thuốc Bắc…

Chính vì thế, trong ngày Đoan Ngọ, khí trời nóng nực nhiệt độ cao, nên mọi người dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt – hàn giữa trời và người.

Nguồn: Tổng hợp

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here