Ngũ giới là gì? Người Phật tử phạm giới có tội không?

0
8

Để tìm hiểu về đạo Phật, về quy y Tam Bảo, ngũ giới là một trong những điều cơ bản mà người Phật tử tại gia cần phải biết. Vậy những giới này là gì, tu tập thế nào để được lợi ích, phạm vào ngũ giới có làm sao không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời những thắc mắc trên nhé!

Giới là gì? 

Giới có nghĩa là phạm vi, giới hạn, là tính quy định của sự vật. Nếu giới hạn và quy định đó bị phá vỡ thì sự vật đó không còn là chính nó nữa.

Ngũ giới và lợi ích khi giữ giới là gì?

Để trở thành một người Phật tử tại gia, người đó phải tu tập 5 giới sau:

Giới thứ nhất: Không sát sinh 

Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng sự sống của chúng sinh (chúng sinh có tâm thức). Đối với đạo Phật, ngay cả sự sống của cây cối, chúng ta cũng không nên vô ý phá hại nó, tức là quý trọng môi trường, bình đẳng, quý trọng mạng sống của con người và muôn loài.

Giữ được giới này, chúng ta sẽ được thanh thản, và có tình yêu thương đối với mọi người và mọi loài. Một người như vậy sẽ giúp lan tỏa năng lượng an lành đến mọi người xung quanh, giúp sức khỏe của chúng ta cũng được tốt hơn.

Giới thứ nhất: Không sát sinh

Giới thứ 2: Không trộm cướp

Đây là sự bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của mọi người. Tài sản là mồ hôi nước mắt của con người làm ra nên chúng ta phải tôn trọng và có trách nhiệm bảo vệ giúp mọi người.

Nếu là đệ tử Phật thì không nên trộm cắp, vì như vậy sẽ làm mất đi đạo nghĩa của con người. Người không trộm cắp nhưng biết bố thí và cúng dường sẽ được phước báu và lợi ích về tài sản.

Giới thứ 3: Không tà dâm

Người Phật tử không được phép ngoại tình và phải sống chung thủy. Vì đạo Phật tôn trọng hạnh phúc gia đình. Gia đình hạnh phúc thì con cái trong gia đình cũng được tốt đẹp; Như vậy xã hội cũng sẽ tốt đẹp. Ngoại tình là vi phạm đạo đức rất cơ bản của người đệ tử Phật.

Giới thứ 4: Không nói dối

Ngày nay, xã hội chúng ta càng phát triển, mối quan hệ giữa người với người càng trở nên phức tạp và nhiều thứ gây mất lòng tin lẫn nhau. Vì vậy, chúng ta phải sống lương thiện, không nói dối, lừa gạt người khác.

Nếu chúng ta giữ giới này thì sẽ mang lại niềm tin, niềm an lạc cho mọi người.

Giới thứ 4: Không nói dối

Giới thứ 5: Không say sưa, nghiện ngập

Hiện nay có rất nhiều thứ gây nghiện. Phật tử không được phép sử dụng những thứ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, nhân cách, và trí tuệ của con người. Đạo Phật nghiêm cấm người Phật tử nghiện những thứ gây bệnh tật và ảnh hưởng đến trí tuệ.

Cách giữ năm giới trong Đạo Phật

1. Chúng ta không nên giết hại động vật mà nên cứu động vật bằng cách phóng sinh. Đây là những hành động rất phù hợp và đáng tán thán trong đạo Phật.

2. Ta thực hành không trộm cắp, bố thí tài sản của mình, và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Đặc biệt, bạn có thể cúng dường Tam Bảo và Tăng đoàn để nhận được nhiều phước báu hơn từ việc này.

3. Chúng ta không được ngoại tình, hướng dẫn, khuyến khích mọi người thực tập sống cuộc sống lành mạnh, trong sạch giữa vợ chồng. Vợ chồng phải có lối sống tốt, biết bảo vệ hạnh phúc gia đình.

4. Ta không lừa dối người khác, nguyện nói lời chân thật. Sống với lý tưởng như vậy, bảo vệ sự thật hoặc bênh vực cho sự thật.

5. Chúng ta không nghiện ngập, dùng các chất gây say hoặc chất kích thích gây rối loạn tâm trí. Thay vào đó, chúng ta cần sống lành mạnh, rèn luyện thể thao và trí não; Khuyến khích mọi người xây dựng cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp.

Cách giữ năm giới trong Đạo Phật

Người Phật tử lỡ phạm ngũ giới có sao không?

Ở đây, không phạm giới không có nghĩa họ đang trì giới. Bởi như có những người bị bệnh, nằm liệt giường thì họ không có khả năng phạm giới, nhưng cũng không hẳn họ đang trì giới. Người trì giới là người có đầy đủ khả năng, điều kiện có thể phạm giới được (có thể uống rượu, nói dối,…). Sau tất cả, họ có thể giữ giới trong những nhân duyên, hoàn cảnh mà họ gặp phải thì đó gọi là trì giới.

Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng mọi người đều đang thực hành giữ giới, nên nếu đã thực tập rồi thì chúng ta chưa thể giỏi ngay được. Trong quá trình tu tập, việc phạm giới là điều có thể xảy ra.

Do đó, khi lỡ phạm giới, chúng ta cần sám hối để giới được thanh tịnh, giúp tiêu trừ tội lỗi. Sám hối có nghĩa là ăn năn lỗi lầm trước, chừa bỏ lỗi sau. Một khi đã sám hối thì phải sửa đổi và không được tái phạm, nếu tái phạm thì không còn tác dụng nữa.

Trên đây là những nội dung, lý giải căn bản dành cho những Phật tử mới muốn tìm hiểu về đạo Phật. Mong rằng các Phật tử hiểu và thực tập tốt năm giới để đạt được nhiều lợi ích và mang lại niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here