Đời này có 4 điều ngay cả Đức Phật không thể xoay chuyển, cưỡng cầu cũng vô ích

0
15

Dù có thần thông cứu khổ, cứu nạn chúng sinh nhưng có 4 điều Đức Phật không thể thay đổi được. Tất cả đều là do một chữ “duyên” nên trên đời này có rất nhiều việc không thể cưỡng cầu khi duyên chưa đủ…

Nhân quả không thể thay đổi

Điều đầu tiên trong 4 việc Đức Phật không thể xoay chuyển là luật Nhân Quả trên đời.

Nghiệp là Nhân, báo là Quả. Nghiệp và Quả tạo thành luật Nhân Quả. Nói ngắn gọn là “nghiệp quả” hay “nghiệp báo”. Nếu chúng ta tạo Nhân (Nghiệp) tốt thì sẽ cho Quả tốt, còn ngược lại nếu ta gieo Nhân xấu thì sớm hay muộn gì ta cũng nhận Quả xấu. 

Câu chuyện Nhân Quả cứ thế dần thành một vòng tròn không bao giờ kết thúc vì con người cứ tạo Nhân rồi trả Quả. Trong khi trả Quả lại tiếp tục tạo Nhân mới và Nhân Quả cứ thế mà luân hồi.

Trí tuệ không thể cho

Trí tuệ vốn không thể ban cho, chỉ có kinh nghiệm được đúc kết từ khó khăn và vấp ngã mới tạo nên trí tuệ của một người.

Trí tuệ của Đức Phật không giống với “kiến thức” của người phàm. Kiến thức có hạn, mà trí tuệ là vô hạn. Kiến thức có thể sao chép một cách khách quan, nhưng trí tuệ thì chỉ có thể dựa vào sự tỉnh ngộ của chính mình. Kiến thức có thể được mô tả bằng ngôn ngữ, còn trí tuệ thì không thể diễn giải bằng ý, càng không thể truyền đạt bằng lời. 

Trí tuệ của Đức Phật cũng vậy. Không phải đọc nhiều kinh Phật là có thể giác ngộ. Giác ngộ không thể đếm bằng con số cụ thể, mà phải phụ thuộc vào việc chúng ta có ngộ tính hay không.

Trí tuệ không thể chỉ nói là được, chỉ có thể tự mình tự ngộ đạo mới hiểu được. Đức Phật vốn chẳng thể ban cho ai trí tuệ, ai muốn có đều phải tự thân tu học.

Vì thế, đôi khi gặp khó khăn, vất vả trong cuộc sống chưa hẳn là chuyện xấu. Nếu một người có thể rèn luyện trong những khổ nạn là đại trí tuệ.

Người sống trong hoàn cảnh thuận lợi vĩnh viễn không thể nào trở thành Phật. Không có trắc trở sẽ không thành Phật, không có khổ luyện sẽ không thành tài.

Trí tuệ vốn không thể ban cho, chỉ có kinh nghiệm được đúc kết từ khó khăn và vấp ngã mới tạo nên trí tuệ của một người.

Phật pháp không thể diễn tả

Phật pháp chân chính không chỉ dựa vào lời nói miệng, mà chỉ có thể dựa vào ngộ mà đắc được. Còn pháp mà nói ra khỏi miệng thì sẽ không phải pháp chân chính.

Thời đức Phật còn tại thế, Ngài từng thuyết pháp ở thế gian 49 năm. Trong kinh Kim Cang có kể lại như sau: Những lời thuyết pháp của Như Lai đều không thể làm được, không nói được, là pháp mà cũng chẳng phải pháp.  

Phật pháp chân chính không thể chỉ dùng ngôn ngữ hay chữ viết mà giải thích được trọn vẹn. Kinh Phật cũng chỉ là soi đường dẫn lối để bạn tìm ra con đường sáng tỏ, còn tỉnh ngộ và lựa chọn ra sao là do chính bạn tự mình trải nghiệm.

Không có nhân duyên thì không thể độ

Điều cuối cùng trong 4 việc Đức Phật không thể xoay chuyển chính là Ngài không thể độ những người không có lòng tin vào Ngài.

Đức Phật đề cao lòng từ bi, tất cả chúng sinh chỉ cần có tấm lòng hướng Phật, ngài sẽ độ hóa hết thảy.

Tuy nhiên, dù chúng sanh ai cũng đều có hạt mầm Phật tính, nhưng tùy vào nhân quả nghiệp duyên của mỗi người mà căn cơ ngộ tính cũng khác nhau.  

Người không có duyên với Phật, dù có dẫn đến tận cửa Phật cũng không nghe vào bất cứ lời giảng đạo nào. Thậm chí người đó có thể sinh lòng chê bai phỉ báng. Những người không có duyên như vậy thì không thể độ.

Ở đời có rất nhiều việc không thể cưỡng cầu. Mọi chuyện chỉ có thể dựa vào một chữ duyên mà thôi. 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here