Danh mục dự án
Duyên nợ vợ chồng khiến những người xa lạ gặp nhau, kết hôn và có thể gắn bó với nhau suốt đời. Nếu là duyên lành thì cuộc sống sẽ tương đối hạnh phúc, nhưng nếu là “nợ” thì cuộc sống sẽ bất hòa và đau khổ.
Vợ chồng có phải là duyên nợ với nhau không?
Chúng ta biết rằng, không phải vô nhân, vô duyên mà trở thành vợ chồng. Mối quan hệ giữa vợ chồng là duyên, là nghiệp mà là nghiệp duyên rất chặt chẽ với nhau (duyên nợ). Không phải hai người ở hai nơi khác nhau mà bỗng nhiên “va” vào nhau.
Có nhiều trường hợp, vợ chồng lấy nhau là do duyên, nhưng cũng có trường hợp vợ chồng cưới nhau là “nợ”. Chữ “duyên” trong chuyện vợ chồng thể hiện cho những điều tốt lành, còn chữ “nợ” chỉ vợ chồng lấy nhau để trả nợ, hành nhau.
Mối liên hệ giữa kiếp luân hồi và duyên nợ vợ chồng
Nếu chúng ta có phúc báu thì gặp được một người bạn đời rất tâm đầu ý hợp. Còn nếu chúng ta thiếu phước báu trong chuyện vợ chồng, tiền kiếp chúng ta không tu đức hạnh, đạo đức của người vợ/chồng thì kiếp này khó mà gặp được vợ/chồng tốt.
Ví dụ, nếu kiếp trước phạm tội tà dâm thì quả báo kiếp sau nếu được tái sinh làm người thì sẽ lấy phải người vợ/chồng không trinh thuận, ngoại tình. Đây là nhân quả điều khiển, nghiệp báo sai khiến và chúng ta không thể lựa chọn.
Hay có nhiều cặp vợ chồng thường xuyên đánh nhau, tưởng rằng đã chia tay nhưng cuối cùng vẫn ở bên nhau. Mỗi lần ra khỏi nhà, chợt thấy nhớ nhung, luyến tiếc và phải quay lại để trả nợ. Vì nợ chưa hết nên nghiệp còn ràng buộc.
Tiếp theo, trước khi cưới một người chồng tồi, chúng ta rất si mê. Vì nợ nghiệp đến và buộc chúng ta phải say đắm. Bố mẹ nhìn biết là người nghiện rượu và đã khuyên “Đừng lấy người này, lấy về chỉ khổ thôi” nhưng không được. Khi đó, chúng ta vẫn thể hiện ý chí, tình yêu là trên hết, chúng ta thà chết vì tình yêu, hy sinh vì người mình yêu chứ không chịu từ bỏ.
Mặc dù người kia trông ăn chơi, nhưng chúng ta lại thấy anh ấy đẹp trai và thú vị. Bởi nghiệp xấu khiến phải thích nhau, nhìn thấy nhau là thích, cái nợ buộc chúng ta phải thích người đó. Và thực tế, đến khi rước về thì mới kêu khổ.
Vì vậy, hạnh phúc của mỗi người là biểu hiện của phước hay nghiệp (nợ) của chúng ta. Đức Phật dạy rằng, đời này xem mình thụ hưởng thế nào thì biết được nhân đời trước mình đã gieo. Nếu chúng ta lấy một người chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ, bắt chúng ta phải trả nợ thì chúng ta biết chắc rằng kiếp trước mình đã mắc nợ người đó.
Cách trả nợ nghiệp duyên để cuộc sống hạnh phúc, êm ấm
Tu sửa để chuyển hóa
Đầu tiên, chúng ta phải tu, phải học, có kiến thức và có cách chuyển hóa để chuyển hóa cho vợ/chồng của mình. Bên cạnh đó, chúng ta phải có bản lĩnh để có thể ít nhiều giúp đỡ được chồng/vợ mình. Trong nhiều gia đình, người chồng thường khó dạy dỗ, cũng là nghiệp trói vợ chồng với nhau.
Vì vậy, trong đạo Phật, mỗi người cần phải tự thân tu sửa, chuyển hóa bản thân mình trước tiên, không đòi hỏi hay mong đợi ở đối phương. Và khi chúng ta tu tập tốt, chuyển hóa nghiệp của chính mình thì đối phương cũng được chuyển hóa.
Tu tập không chỉ tụng kinh, mà phải học, phải sửa mình. Chúng ta kém mặt nào thì phải tự thân tu dưỡng mặt đó. Dù có yếu đuối thì cũng phải tu cho có ý chí, có bản lĩnh. Như vậy cũng được xem là tu để chuyển hóa.
Tìm đến tâm linh
Chúng ta tìm đến tâm linh để xem oan gia trái chủ của vợ chồng ra sao. Có những trường hợp các vong thai về khiến người chồng (cha của vong thai) uống rượu khiến hai vợ chồng đánh nhau, cãi vã. Như vậy đây là thuộc oan gia trái chủ giữa hai vợ chồng, tác động làm cho vợ chồng mâu thuẫn, tạo nên bất hòa với nhau. Vì vậy, chúng ta có thể tu tập, cầu siêu hóa giải oán kết.
Các cặp vợ chồng hãy áp dụng phương pháp trong bài viết trên để dần thay đổi bản thân, cũng như trả dần món nợ duyên với vợ/chồng mình. Từ đó, cuộc sống trở nên hạnh phúc, hòa thuận, êm ấm.