Danh mục dự án
Lễ tạ đất đầu năm là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, thần linh mà còn là cơ hội để gia đình sum vầy, cầu mong một năm mới an lành, may mắn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa của lễ tạ đất đầu năm và cách chuẩn bị mâm cỗ cúng tạ đất đầu năm.
Lễ tạ đất đầu năm là gì?
Mỗi dịp Tết đến xuân về, chúng ta thường thấy các gia đình tất bật chuẩn bị nhiều nghi lễ cúng khác nhau, trong đó lễ cúng tạ đất được gia chủ rất quan tâm.
Theo phong tục truyền thống, vùng đất chúng ta sinh sống được cai trị bởi các vị thần linh. Họ sẽ giúp gia chủ trông coi, giữ gìn đất đai và vị thần đó được gọi là Thổ Công. Khi đào móng để xây nhà, đào giếng, san lấp mặt bằng… phải chuẩn bị mâm cúng tạ đất. Việc này có ý nghĩa dâng lên vị thần Thổ Công để xin phép và báo cáo.
Nhìn chung, cúng tạ đất cuối năm là cách thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng của gia chủ đối với Thổ Công. Tuy nhiên, do nhiều tác động của cuộc sống hàng ngày, nhiều gia đình quá bận rộn, không có thời gian nên thường không còn nhớ đến ngày lễ này.
Ý nghĩa của lễ cúng tạ đất đầu năm
Cảm tạ tổ tiên và thần linh
Theo tín ngưỡng dân gian, mỗi gia đình đều có Thổ Công Thổ Địa và chính vị thần này là người cai quản vận mệnh của gia đình và bảo vệ gia chủ khỏi sự quấy nhiễu của ma quỷ. Và trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, các gia đình thực hiện lễ cúng đất để tạ ơn các vị thần linh đã ngày đêm bảo vệ sự bình yên cho gia đình trong suốt một năm vừa qua.
Thông qua lễ tạ đất đầu năm, con cái trong gia đình còn dâng các món ăn lên tổ tiên để bày tỏ lòng biết ơn công ơn sinh thành, dưỡng dục của thế hệ đi trước, cũng như lòng biết ơn vì tổ tiên đã phù hộ độ trì cho gia đình gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống.
Đây được cho là ý nghĩa quan trọng của nghi lễ này, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây và là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt cần được gìn giữ và phát huy.
Xua đuổi những điều không tốt
Khi thực hiện nghi lễ tạ ơn đầu năm, gia chủ mong muốn thần linh sẽ trấn áp, xua đuổi tà ma xuất hiện quấy rối gia đình trong năm mới. Cũng chính từ ý nghĩa này mà chúng ta thường chuẩn bị mâm cúng cho chúng sinh bên cạnh mâm cúng thần linh để tiễn biệt, an ủi những linh hồn không nơi nương tựa, chưa siêu thoát không quấy phá gia đình trong năm mới.
Cầu mong năm mới nhiều điều tốt đẹp
Lễ tạ đất đầu năm sẽ giúp gia chủ dâng lời cầu nguyện nhận được nhiều điều tốt lành trong năm mới. Cầu cho mưa thuận gió hòa, đất đai tươi tốt, sức khỏe tốt không bệnh tật, công việc suôn sẻ, biến nguy thành an.
Gợi ý mâm cúng lễ cúng tạ đất đầu năm
Việc sắm sửa mâm cỗ cúng lễ tạ đất đầu năm tùy thuộc vào văn hóa vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình. Trên thực tế, việc cúng Tổ Công không quy định vviệc sắm sửa lễ lạc mà quan trọng là lòng thành tâm cung kính của thành viên trong gia đình. Dưới đây là một số lễ vật phổ biến và cơ bản thường có trong lễ cúng tạ đất:
- Trái cây ngũ quả.
- Hoa tươi (có thể sử dụng nhiều loại như cúc, lay ơn, đồng tiền…).
- Nhang.
- Nến hoặc đèn cầy.
- Gạo, muối trắng.
- Nước.
- Rượu.
- Giấy cúng.
- Các loại bánh kẹo.
- Đĩa trầu cau.
- Xôi, chè.
- Cháo.
- Gà luộc là gà trống hoặc cũng có thể dùng chân giò.
- Bia, nước ngọt.
- Thuốc lá, nước trà.
Ngoài ra, những lễ vật cần chuẩn bị gồm:
5 con ngựa có màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu trắng, màu chàm tím, trên lưng mỗi con ngựa sẽ đặt 10 lễ tiền vàng. 5 bộ mũ, áo và hia loại nhỏ, cờ lệnh, roi, kiếm. 1 con ngựa màu đỏ lớn hơn so với 5 con còn lại. Đi kèm với ngựa là cờ, roi, kiếm, mũ, áo, hia.
1 cây vàng hoa đỏ gồm 1000 vàng.
50 lễ tiền vàng để cúng gia tiên.
Lễ cúng tạ đất vào ngày nào?
Việc cúng đất thường diễn ra vào đầu năm, cuối năm hoặc trên đất mới mua, khi thực hiện các công việc chạm long mạch như xây nhà, đào giếng,… Tùy theo phong tục tập quán cũng như văn hóa vùng miền của chủ nhà sẽ thực hiện vào ngày khác nhau.
Tuy nhiên, ở một số vùng trên cả nước, lễ cúng tạ đất thường diễn ra vào ngày lễ hóa vàng hoặc rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu). Các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Ngãi, Huế,… nghi lễ cúng thường được thực hiện vào tháng 2 âm lịch.
Những lưu ý khi cúng lễ tạ đất đầu năm
- Chuẩn bị đồ lễ trước khi cúng 1 ngày để đảm bảo lễ vật không bị hư hỏng, nếu thiếu hoặc hư hỏng có thể thay thế được.
- Không nên sát sinh trong dịp cúng tạ đất.
- Trước khi làm lễ, người thực hiện cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ, ăn mặc trang phục chỉnh tề. Trong quá trình làm lễ tuyệt đối không cười đùa luôn giữ thái độ thành kính, trang nghiêm.
- Văn khấn nên in ra giấy để đọc không được để dưới đất. Tốt nhất nên chuẩn bị chiếc kệ để đặt văn khấn lên vừa dễ đọc lại thoải mái, và còn thể hiện tôn kính đối với các vị thần linh.
- Cúng tạ đất nên do người trong nhà thực hiện thì mọi điều nguyện ước và lời tạ ơn của gia đình mới có thể thành hiện thực.
- Khi đọc văn khấn cần đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải với lòng thành kính.
Lễ tạ đất đầu năm không chỉ là cơ hội để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn với các vị thần cai quản đất đai mà còn là dịp để gia đình sum vầy, cầu mong một năm mới an lành, may mắn. Hy vọng rằng qua bài viết này, mọi người sẽ hiểu hơn về tầm quan trọng của lễ tạ đất đầu năm trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.