Chú Đại Bi là gì? Lợi ích cho người trì tụng chú Đại Bi 7 biến 

0
19

Chú Đại Bi là một trong những bài chú trong đạo Phật được trì tụng và được lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay. Nhiều người cho rằng, nếu mỗi ngày tụng Chú Đại Bi thì sẽ được chư Thiên, chư Thần ủng hộ, hộ trì cho mình.

Vậy quan điểm trên có đúng không? Tụng chú Đại Bi như thế nào để đạt được nhiều lợi ích? 

Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi là bài chú thuộc Pháp Môn Mật Tông. Những câu thần chú trong chú Đại Bi là tên của các vị Bồ Tát, Kim Cương, các vị Thần, Hộ Pháp.

Đây là bài chú để hành giả thực hành tu tập tâm đại bi. Gọi là “đại bi tâm đà la ni” thì người nào có tâm đại bi, phải thực thành tâm từ bi đối với tất cả chúng sinh, quán tâm từ bi mới có thể trì tụng được. Nếu với ác tâm muốn làm hại người khác, tức là trái với tâm đại bi thì việc trì tụng không những không có lợi ích mà còn có tác dụng ngược lại.

Chú Đại Bi là gì?

Ý nghĩa của việc tụng kinh chú Đại Bi

Nếu nói trì chú Đại Bi để được khỏe mạnh và giàu có thì đó là phi nhân quả. Theo nhân quả, tụng Chú Đại Bi thể hiện mong muốn có nhiều nhân duyên tu tập tâm đại bi để chúng ta nhanh chóng thành tựu đạo quả.

Cũng giống như trong kinh Phật có nhắc đến câu chuyện của Ngài Xá Lợi Phất. Từ thời Đức Phật, Ngài đã nguyện tu từ bi và nhẫn nhục. Khi phát nguyện như vậy, trời Đế Thích trời hiện ra trong hình hài một cậu bé để nói với Ngài rằng: “Mẹ của tôi đang bị bệnh, phải có mắt của Ngài để nấu thuốc thì bệnh của mẹ tôi mới khỏi”.

Nghe cậu bé nói xong, Ngài Xá Lợi Phất liền dùng tay móc một bên mắt của mình đưa cho cậu. Nhưng sau đó, cậu bé nói rằng cậu cần mắt bên kia chứ không phải mắt này. Ngài lập tức móc con mắt còn lại và đưa cho cậu bé. Trời Đế Thích lại nói: “Mắt ngươi tanh hôi quá, không cứu được mẹ ta.” Nói xong, trời Đế Thích liền di đôi mắt của Ngài xuống đất rồi rời đi. Trước hoàn cảnh đó, Ngài Xá Lợi Phất vẫn không sân, không giận, từ bi và nhẫn nhục.

Ý nghĩa của việc tụng kinh chú Đại Bi

Trì chú Đại Bi thế nào để được lợi ích nhất?

Hiểu đúng bản chất của chú Đại Bi

Nếu chúng ta tụng Chú Đại Bi với tâm thanh tịnh, chú tâm mới sinh ra phước báu, công đức và chỉ khi đó mới có chư Thiên chư Thần hộ trì được. Bởi chúng ta cần hiểu bản chất của Chú Đại Bi là tâm đại bi. Mật Tông dạy rằng tụng Chú Đại Bi thì phải có Mạn-đà-la, tức là có tâm. Ngài Đạt Lai Lạt Ma nói rằng: “Mạn-đà-la là tâm”. Khi bạn có tâm từ bi chân thật thì việc trì tụng thần chú mới có công đức và được hộ trì.

Ngược lại, nếu tụng chú Đại Bi mà tâm đầy hiểm ác thì sẽ không có tác dụng, thậm chí còn bị quả báo.

Khởi tâm từ trước khi tụng chú Đại Bi

Trước khi niệm chú Đại Bi, chúng ta phải phát tâm đại từ bi, thương người, thương vật, và cầu mong cho mọi người được hạnh phúc, bình an. Người tụng Chú Đại Bi phải nhập được tâm đại bi, phải phát khởi tâm đại bi thì Thần chú mới có lợi ích. Nếu tâm còn đầy tham, sân, si, như trộm cắp, trì tụng Chú Đại Bi để cầu cho việc trộm cắp được suôn sẻ, hay tụng Chú Đại Bi để cầu cho người bị tai nạn hoặc chết, thì không thể được.

Nếu chúng ta không có tâm từ bi chân thật đó thì không nên quá chú trọng vào việc trì tụng Chú Đại Bi. Bởi đối với kinh Phật, chúng ta có thể tụng kinh bất kỳ, ngày nào cũng được, miễn là chúng ta học và hiểu kinh Phật thì mỗi ngày đều rất quý báu và rất tốt.

Hy vọng qua bài viết trên, quý Phật tử sẽ trang bị cho mình hiểu biết đúng đắn về việc niệm Chú Đại Bi để được lợi lạc nhất. Từ đó, chúng ta biết áp dụng cách tu tập để được an lạc, hạnh phúc trong ánh sáng từ bi của mười phương Chư Phật.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here