Đức Phật chỉ ra 3 khổ nạn lớn nhất cuộc đời, người vượt qua được ắt phúc báo sâu dày

0
90

Đời là bể khổ, cho nên ai cũng phải vượt qua những kiếp nạn đau khổ của cuộc đời là lẽ đương nhiên. Nhưng có 3 khổ nạn lớn nhất cuộc đời theo Kinh Phật, người vượt qua được ắt có phúc báo sâu dày, an nhàn hưởng cuộc đời thuận buồm xuôi gió.

Dục vọng

Dục vọng chính là nguyên nhân gây ra phần lớn những thống khổ trong cõi đời này. Dục vọng là những suy nghĩ từ bên trong một con người, một khi đã nảy sinh thì sẽ không có cách nào có thể ngừng lại.

Phật giáo cấm “dục” bởi hy vọng ai trong chúng ta cũng thoát khỏi đau khổ để có được niềm vui, không chịu những tai họa mà dục vọng gây ra. 

Trong xã hội ngày nay, có không ít người vì tâm sinh dục vọng mà tự tay phá hủy tiền đồ của mình, nhất thời bị dục vọng che mờ mắt mà lầm đường lạc lối. Con người rất dễ bị dục vọng dẫn dụ nên cẩn trọng, chớ đùa với lửa.

Trong kinh Phật, dục vọng thuộc phạm vi của cái ác. Một khi chúng ta sinh khởi dục vọng sẽ rất khó để xóa bỏ cảm xúc ấy.

Còn nếu có thể làm theo lời Phật dạy, tránh xa những dục vọng, ham muốn, tham lam, có như vậy chúng ta mới bớt bị trói buộc bởi phiền não – chính những phiền não đó đã che mờ lý trí, dẫn ta đi đến con đường sai trái.

Một người khống chế được dục vọng của bản thân, vượt qua cửa ải khó khăn này, tâm trí sẽ không bị lầm đường lạc lối, có thể tìm ra được con đường đúng đắn dẫn tới hạnh phúc và thành công cho bản thân. 

Dục vọng chính là nguyên nhân gây ra phần lớn những thống khổ trong cõi đời này.

Hận thù

Trong kinh Phật dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”, có nghĩa là một ý nghĩ hận thù nổi lên, thì trăm vạn cửa nghiệp chướng đều mở ra.

Chỉ cần chúng ta sinh khởi hận thù và tức giận với người khác thì có hàng trăm hàng nghìn cánh cửa làm trở ngại quá trình tu hành của chúng ta sẽ đồng loạt mở ra.

Theo lời dạy của Đức Phật về hận thù, người thoát khỏi hận thù có thể giữ cho lòng rộng rãi khoáng đạt, bình tĩnh đối mặt với thế sự, làm gì cũng được hài lòng thuận ý.

 Đó là lý do vì sao Đức Phật luôn dạy chúng ta phải giữ tấm lòng bao dung, một trái tim biết tha thứ để đối đãi với vạn vật trên đời.

Cố chấp

Cố chấp trong giáo lý nhà Phật được hiểu là sự khăng khăng chấp nhất với một món đồ hay một đoạn tình cảm mà bản thân không thể nào có được. Đây là một loại ý niệm ích kỷ cần phải loại trừ.

Cảm xúc cố chấp rất dễ trói buộc con người ta trong một phạm vi nhỏ hẹp, án ngữ mãi trong lòng, khăng khăng cho đến chết, cả cuộc đời cũng vì thế mà đắm chìm trong đau khổ. 

Một khi buông bỏ được lòng cố chấp, ta mới có thể thả lỏng tâm trí và bản ngã của mình.  

Buông xuống những cố chấp vô lý cũng là buông bỏ những muộn phiền vô nghĩa, tâm trí được khơi thông, con người cũng được giải thoát.

Nguồn: Lịch Ngày Tốt

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here