Phật dạy 7 cách tích đức thay đổi vận mệnh ai cũng làm được

0
12

Tính cách quyết định số phận của mỗi người. Người theo đạo Phật tin rằng biết tích đức là học cách thay đổi số phận của chính mình. Không cần tốn một xu, chúng ta vẫn có thể tích đức, tích phước cho hậu vận bằng 7 cách này.

Hạn chế sát sinh

Sát sinh là một tội ác thất nhân thất đức trên đời. Trước khi lấy đi mạng sống của bất kỳ loài vật nào, hãy nhớ rằng: Mạng sống của chúng cũng như của chúng ta, khi ăn đồ sát sinh, hãy nghĩ đến việc nó kêu la thảm thiết và đau đớn để cầu xin chúng ta khi chúng ta hành hạ và sát sinh chúng.

Sự chung thủy

Khi ta đã chọn vợ gả chồng để cùng nhau chia sẻ quãng đời còn lại thì điều quan trọng nhất là phải chung thủy với nhau. Không ngoại tình cả trong suy nghĩ lẫn hành động, không làm tổn hại hay phá hoại hôn nhân của người khác. Nếu không, tương lai sẽ cô đơn lẻ bóng, không có ai bên cạnh để sẻ chia khi bệnh tật hoạn nạn, đồng thời còn gây phiền phức cho con cháu.

Tích đức từ sự chung thủy

Việc ăn nói

“Học ăn học nói, học gói học mở”, “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, lời nói tuy vô hình nhưng sức mạnh của nó là hữu hình. Hãy nhớ rằng mỗi câu, mỗi lời bạn nói đều có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của người khác. Vì vậy hãy cân nhắc kỹ trước khi nói như các cụ thường dặn: “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”.

Nếu nói, hãy nói những điều tích cực, vui vẻ, đừng nói những lời có ý làm tổn thương người khác vì đó sẽ là khẩu nghiệp. Đó là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà con người phải gánh chịu!

Hiếu thảo với cha mẹ

Trong ba tội nghiệt lớn nhất mà con người không được phạm phải thì tội bất hiếu là nặng nhất. Cha mẹ là người cho chúng ta sự sống, họ là hai vị Phật sống hiện diện trong mỗi cuộc đời của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải luôn ghi nhớ công ơn cha mẹ. Sau này bạn phải phụng dưỡng chăm sóc cho cha mẹ.

“Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đấy”. Chúng ta phải biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ thì con cái của ta nhìn thấy mới trở thành người tốt, người biết suy nghĩ, người có ích cho xã hội.

Sống bao dung độ lượng

Người có phong thái tự do tự tại, luôn vui vẻ được người khác yêu mến, kính trọng thường là những người sống bao dung rộng lượng. Họ không bao giờ thích sự sân si thị phi, họ cũng chẳng đố kỵ hay ganh ghét. Họ sống với tâm thế nhẹ nhàng, buông bỏ mọi thứ có năng lượng xấu. Họ hiểu rằng cuộc sống này không hề hoàn hảo, không ai có thể sống để làm hài lòng tất cả mọi người và ai cũng có lúc mắc sai lầm.

Vậy nên nếu có thể tha thứ cho nhau thì hãy bỏ qua. Chuyện lớn xem như chuyện nhỏ, chuyện nhỏ xem như không có. Họ không ngại cho bản thân, cho người khác một cơ hội khác. Họ cho bản thân cơ hội để có niềm tin vào cuộc sống này còn nhiều điều tốt đẹp, cho người kia cơ hội sửa chữa lỗi lầm để tích đức cho chính cuộc đời họ.

Tôn trọng người khác

Trên đời này, bạn có thể nghèo tiền bạc nhưng không thể nghèo lòng tự tôn. Có những người mất lý trí và làm những điều dại dột khi bị người khác sỉ nhục, xúc phạm hay làm tổn thương. Ai xúc phạm đến danh dự, lòng tự tôn của người khác là người có tội.

Luôn tôn trọng người khác. Đặc biệt việc tôn trọng những người khó khăn hơn mình lại càng đáng quý hơn. Địa vị của bạn càng cao, bạn càng không thể coi thường người khác. Hãy nhớ điều này để không phải chịu quả báo!

Biết ơn và nói lời cảm ơn người khác

Biết ơn và cảm ơn người khác là một cách tôn vinh cuộc sống.

Trong cuộc sống này, lòng biết ơn là vô hình nhưng giá trị của nó còn hơn ngàn vàng. Một lời cảm ơn đúng lúc sẽ khiến mọi người gần gũi và yêu thương nhau hơn. Cảm ơn đối thủ là một cách thể hiện chí khí quân tử của bạn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here